Gia công mỹ phẩm, Tin tức

C-GMP là gì? Vai trò của nó trong ngành công nghiệp mỹ phẩm?

Ngày nay, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của mọi người ngày càng cao. Do đó, giấy chứng nhận C-GMP trở thành điều kiện tiên quyết của bất cứ nhà máy sản xuất mỹ phẩm nào. Bởi nó gắn liền với đánh giá chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất mỹ phẩm. Vậy chứng nhận C-GMP là gì? Nó có vai trò như thế nào? Hãy cùng kinhdoanhmypham tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Lịch sử hình thành của C-GMP

Theo cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ quy định thì GMP (Good Manufacturing Practices ) là tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm. Nó bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất. Nó được áp dụng tại các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm,… Nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và độ an toàn cao.

GMP với những tiêu chuẩn khắt khe

Còn C-GMP (Cosmetic Good Manufacturing Practice) là một phân nhánh ngành của GMP. Mục đích chính là cung cấp hướng dẫn và những quy chuẩn đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm, kỹ thuật và các yếu tố quản trị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời đảm bảo các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và an toàn.

Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này. Năm 1938, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ tại khoản 510(B) yêu cầu thực hiện C-GMP – current Good Manufacturing Practice (thực hành sản xuất tốt hiện hành).

GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960 và được áp dụng tại các nhà quản lý dược và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế giới. Thế nhưng chủ yếu ở các nước đang phát triển. Luật GMP của EU (GMP-EU) ban hành những quy định tương tự như GMP-WHO và phiên bản của Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm tại Mỹ.

Vai trò của C-GMP trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Dưới đây là dach sách các hạng mục đánh giá của C-GMP đối với một nhà máy sản xuất mỹ phẩm:

  • Hệ thống quản lý chất lượng: Cần đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm trung gian và thành phẩm. Cuối cùng là kiểm nghiệm qua để quyết định xuất hàng hay loại bỏ.
  • Nhân sự: Đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn. Giàu kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực cần thiết đáp ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Tất cả nhân sự được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP.
  • Nhà xưởng: Được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp.
  • Trang thiết bị: Trang thiết bị cần được thiết kế và bố trí lắp đặt hợp lý cho việc sản xuất và bảo trì định kỳ.
  • Vệ sinh và điều kiện vệ sinh: Tuân thủ các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sản xuất.
  • Sản xuất: CGMP đánh giá ở các hạng mục bao gồm: nguyên vật liệu đầu vào, nguyên vật liệu bị loại, hệ thống đánh số lô, cân đo sản phẩm, quy trình sản xuất, sản phẩm khô, sản phẩm ướt, dán nhãn và đóng gói, thành phẩm.

Nhà máy sản xuất của Ruby’s World đạt chuẩn C-GMP

  • Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng đồng nhất và phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Hồ sơ tài liệu: Hệ thống hồ sơ tài liệu bao quát toàn bộ lai lịch của mỗi lô sản phẩm. Từ nguyên vật liệu đến thành
    thành phẩm. Hệ thống này cần lưu lại các hoạt động bảo trì, bảo quản, kiểm tra chất lượng, phân phối cấp một và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến GMP.
  • Thanh tra nội bộ: Công tác thanh tra nội bộ gồm việc kiểm tra và đánh giá mọi hoạt động hoặc một phần hệ thống
    chất lượng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm. Kết thúc thanh tra cần đưa ra báo cáo đầy đủ.
  • Bảo quản: Khu vực bảo quản cần đủ rộng để bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm. Kết hợp với kiểm soát, quản lý hàng lưu kho và chứng từ.
  • Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng: Các điều khoản thỏa thuận trong sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng
    cần được xác định rõ ràng, được thống nhất. Giám sát chặt chẽ để tránh hiểu nhầm, có thể dẫn tới chất lượng sản
    phẩm hoặc quy trình sản xuất không được đảm bảo chất lượng.
  • Khiếu nại sản phẩm: Chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại của khách hàng và quyết định biện pháp giải quyết.
  • Thu hồi sản phẩm: Sở hữu hệ thống thu hồi các sản phẩm lưu hành trên thị trường nếu phát hiện hoặc nghi ngờ sản phẩm có lỗi.

Hình thức xử phạt đối với các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn C-GMP

Dự thảo nêu rõ các hình thức xử lý đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn:

  • Trong đó, khi không đáp ứng yêu cầu cơ sở sản xuất phải ngừng sản xuất mỹ phẩm. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hành văn bản thông báo cơ sở không được tiếp tục sản xuất mỹ phẩm. Hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đối với cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc C-GMP.
  • Cơ sở vi phạm không được tiếp tục sản xuất mỹ phẩm cho tới khi có báo cáo khắc phục tồn tại. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
  • Đối với các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi. Và tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã cấp cho cơ sở sản xuất.
  • Tùy mức độ vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hành thông báo thu hồi trên toàn quốc đối với sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại cơ sở vi phạm điều kiện sản xuất.

Gợi ý đơn vị có nhà mày sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn C-GMP

Tiêu chuẩn C-GMP giúp cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm vận hành theo quy chuẩn đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất, kỹ thuật và các yếu tố quản trị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Từ đó, nhà máy luôn đảm bảo các sản phẩm đầu ra đạt chuẩn chất lượng và an toàn khi tới tay người tiêu dùng. Vận hành chuẩn theo C-GMP giúp cho nhà máy:

  • Tiêu chuẩn hóa mọi hoạt động sản xuất.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để đạt ISO 22716 và GMP trong tương lai
  • Sản phẩm mỹ phẩm đầu ra an toàn, đúng công dụng
  • Nâng cao uy tín và độ tin cậy của nhà máy.

Tập đoàn Ruby’s World cũng là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ gia công mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chuyên nghiệp tại Việt Nam với những thành tựu:

  • Nhà máy đạt chứng nhận ISO 9001:2015
  • Doanh nghiệp vàng thế kỷ 21
  • Top 100 thương hiệu sản phẩm nổi tiếng tại Việt Nam năm 2016 Người tiêu dùng bình chọn
  • Sở hữu những thương hiệu xuất sắc 3 miền: MagiSkin, MagicMom.

Ruby’s World là đơn vị gia công mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam

Tập đoàn Ruby’s World luôn nỗ lực đem đến những giải pháp đột phá và hữu dụng trong sản xuất và gia công mỹ phẩm.
Qua đó, giúp khách hàng kiến tạo nên sự khác biệt. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về: Dịch vụ Gia công mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trọn gói vui lòng liên hệ ngay qua:

Được gắn thẻ , ,