Những năm gần đây, việc kinh doanh mỹ phẩm trở nên phổ biến với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nổi bật nhất vẫn là mô hình kinh doanh đa cấp và mô hình kinh doanh hệ thống. Mặc dù về cơ bản hai phương thức này khá là giống nhau nhưng sau một thời gian chúng ta thấy được giữa chúng có sự chênh lệch rõ rệt. Vậy mô hình kinh doanh nào đang chiếm được lợi thế? Hãy cùng kinhdoanhmypham tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa về mô hình kinh doanh đa cấp?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp do Chính phủ ban hành đã định nghĩa:
Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Mô hình kinh doanh đa cấp
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, kinh doanh đa cấp đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận là phương thức kinh doanh hợp pháp. Và chỉ được hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Chính phủ.
Định nghĩa về mô hình kinh doanh hệ thống?
Mô hình kinh doanh hệ thống là hình thức kinh doanh mang lại độ hiệu quả cao mà đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn hoặc cải tiến nó để phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Nguyên tắc thành lập của phương thức này là dựa trên sự kết nối giữa các khía cạnh trong doanh nghiệp để tạo lên một khối thống nhất. Hiểu một cách đơn giản thì mô hình này đã sắp xếp sẵn các bản kế hoạch giúp bạn tăng doanh thu và lợi nhuận. Điều duy nhất bạn cần làm là dựa vào đó để bán sản phẩm.
Mô hình kinh doanh hệ thống
Thêm nữa, hình thức kinh doanh này giúp cho các thành viên trong hệ thống phát huy được tối đa tiềm lực có sẵn. Từ đó các chiến lược và dự án mà công ty đề ra được thực hiện một cách hiệu quả. Hạn chế việc phát sinh các rủi ro không đáng có.
Kinh doanh hệ thống hay kinh doanh đa cấp có ưu thế hơn?
Thời gian đầu khi mới xuất hiện, hai mô hình kinh doanh này về cơ bản là một chín, một mười. Chúng được thế giới công nhận là bộ đôi phương thức kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng trải qua thời gian, “cán cân” đã dần mất thăng bằng.
Hiện tượng biến tướng trong kinh doanh đa cấp
Mặc dù đều xảy ra hiện tượng biến tướng trong những năm trở lại đây, nhưng hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng gấp nhiều lần so với kinh doanh hệ thống. Và tính tới thời điểm hiện tại, thực trạng xấu này vẫn chưa hề có xu hướng giảm. Thậm chí còn bị các kênh truyền thông réo tên cảnh báo.
Đa cấp biến tướng là gì?
Thông thường, các công ty đa cấp biến tướng sẽ tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ về những chính sách mang lại nguồn lợi nhuận khủng cho người tham gia. Sau đó, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia bằng những lời hứa hẹn trên trời, một mô hình kinh doanh được vẽ ra hoàn hảo. Thế nhưng, họ không biết rằng công ty đa cấp lừa đảo sẽ lấy tiền của người sau, trả hoa hồng cho người trước, cuối cùng dẫn đến việc vỡ lở.
Đặc biệt tại những vùng nông thôn, nơi mà dân trí kém, phương thức lừa đảo này diễn ra ngày một nhiều. Phổ biến là hình thức dụ dỗ nạn nhân mua hàng hóa với công dụng siêu việt và giá cả cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm. Không chỉ có ở nông thôn mà tại những thành phố lớn, các công ty đa cấp này vẫn có những cách thức khác để thu hút được cả những người có tri thức. Chúng đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh, lòng tham không đáy của con người để rồi tẩy não và biến họ thành nạn nhân.
Chắc hẳn, chúng ta cũng chẳng còn xa lạ gì khi đọc được những tin tức như hệ thống XYZ nào đó là công ty kinh doanh đa cấp lừa đảo. Hàng trăm, hàng nghìn người tham gia hệ thống vỡ nợ. Họ gào khóc, tìm đến những người tự xưng là đại lý, CEO cao cấp để đòi lại tiền nhưng không một ai giải quyết cả.
Các bị cáo trong đường dây bán hàng đa cấp lừa đảo
Dấu hiệu nhận biết kinh doanh đa cấp biến tướng
Tuy đã có rất nhiều lời cảnh báo về hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp nhưng mọi người vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết các công ty đa cấp biến tướng:
- Yêu cầu người tham gia đặt cọc hoặc nộp một khoản lớn để được gia nhập hệ thống.
- Yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được gia nhập hệ thống.
- Không cam kết mua lại hàng hóa với giá tối thiểu là 90% mức đã bán trong thời gian quy định.
- Lợi nhuận không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia hệ thống
- Bắt buộc và hối thúc người tham gia phải mua hàng mặc dù biết không bán được sản phẩm.
- Khuyến khích người đã tham gia tuyển thêm người mới bằng việc trả hoa hồng.
- Không quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng.
- Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và công dụng của sản phẩm để dụ dỗ người khác tham gia hệ thống
Kinh doanh hệ thống giữ vững phong độ
Từng bị nhiều người đánh giá là hình thức kinh doanh lạc hậu, khó cạnh tranh được với mô hình kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, tới nay mô hình kinh doanh hệ thống lại giữ được vị trí cao trong lòng người tiêu dùng.
Chậm mà chắc trong kinh doanh hệ thống
Quy trình phân phối sản phẩm của hoạt động kinh doanh hệ thống diễn ra khá lâu và tốn nhiều chi phí. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua các bước như: sản phẩm -> đại lý cấp I -> đại lý cấp II -> đại lý cấp n -> đơn vị bán lẻ -> đơn vị quảng cáo, giới thiệu sản phẩm -> khách hàng. Nhưng cũng chính vì như vậy nên chất lượng sản phẩm được đảm bảo, không có tình trạng mời người mới để ăn tiền hoa hồng.
Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển
Mô hình kinh doanh hệ thống là một hệ thống đoàn kết, thống nhất, từ đó tạo nên một tập thể bền vững. Công việc của các bộ phận đều gắn liền với nhau, các thành viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của nhau. Tăng cơ hội phát triển bản thân nhiều hơn trong một môi trường mà ai cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà công ty đề ra.
Doanh thu và lợi nhuận ổn định
Chất lượng sản phẩm là điều mà công ty vô cùng coi trọng. Vì vậy, việc quảng cáo sản phẩm được diễn ra trên mọi phương tiện truyền thông, từ các trang mạng xã hội cho đến các kênh truyền hình. Qua đó, nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng, sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trên thị trường. Mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho người bán hàng. Không chỉ vậy, nếu bạn là người kinh doanh giỏi thì số tiền kiếm ra còn “khủng” hơn nhiều.
Khởi nghiệp thành công cùng Magic Skin
Magic Skin là gì? Tại sao bạn nên lựa chọn thương hiệu này?
Bạn đang có ý định kinh doanh nhưng chưa biết công ty nào uy tín? Hãy tham gia hệ thống kinh doanh của Magic Skin để được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp!
Magic Skin là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của người Việt, được gia công và sản xuất bởi tập đoàn Ruby’s World. Với tâm niệm “nâng tầm nhan sắc Việt”, Magic Skin luôn trân trọng vẻ đẹp riêng của mỗi người và giúp ước mơ sở hữu vẻ đẹp vẹn toàn của hàng triệu phụ nữ từ khắp nơi trở thành hiện thực.
Khi gia nhập vào hệ thống kinh doanh mỹ phẩm của Magic World, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như:
- Sản phẩm đa dạng, chất lượng cao: Với hơn 20 sản phẩm được ra mắt thị trường, Magic Skin với nguyên tắc lựa chọn tỉ mỉ, chắt lọc các nguyên liệu quý giá, cam kết mang đến các sản phẩm làm đẹp diệu kỳ cho da.
- Đầu tư ít, chính sách hấp dẫn: Dù bạn đang có số vốn ít hay nhiều thì bạn đều có thể tham gia hệ thống bán hàng của Magic Skin. Công ty sẽ hỗ trợ bạn hết mình, đảm bảo minh bạch suốt quá trình hợp tác.
- Đào tạo và chiến lược kinh doanh bài bản dễ áp dụng: Magic Skin thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hệ thống như: Tin để thành công, Leader Sales, Nữ hoàng sân khấu,… tạo cơ hội cho các thành viên giao lưu, học hỏi.
Chương trình đào tạo hệ thống của Magic Skin
- Marketing phủ sóng rộng: Nhiều lần xuất hiện trên các kênh truyền hình quốc gia. Magic Skin tự hào là thương hiệu mỹ phẩm Việt xuất hiện 6 năm liên tiếp trên sóng “CHÚC XUÂN” của VTV.
Phương thức liên hệ với Magic Skin